image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Tập trung các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong năm 2022 và năm 2023

Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch là bảo đảm kiểm soát dịch hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do dịch COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, mục tiêu cụ thể bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vắc-xin phòng COVID-19: đến hết quý I năm 2022, hoàn thành việc tiêm mũi 02 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 03 cho nguời từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm; bảo đảm việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9/2022.

Kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19, UBND cấp huyện, cấp xã xây dựng kịch bản phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá theo hướng dẫn của Bộ ngành liên quan; giám sát, phát hiện các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 linh hoạt, phù họp với tình hình dịch trong từng giai đoạn; giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19.

Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, lưu ý chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến. 100% Trung tâm Y tế cấp huyện, Trạm Y tế cấp xã, y tế tại các cơ sở giam giữ, bệnh xá trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được tăng cường năng lực để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong phòng, chống dịch. Bảo đảm số giường hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên theo hướng dẫn của Bộ Y tế và có kế hoạch huy động, phân công các cơ sở y tế trên địa bàn (bao gồm cả cơ sở ngoài công lập) tham gia phòng, chống dịch COVID-19 (kể cả điều trị). 100% người mắc COVID-19 diễn biến nặng, nguy kịch được điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định.

Tăng cường năng lực Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và vai trò của Trạm Y tế lưu động, triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa theo quy định để tăng tỷ lệ tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người mắc COVID-19 và người không thể tiếp cận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do dịch bệnh COVID-19.

Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch COVID-19. Tất cả các đối tượng dễ bị tổn thương như: người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư... đều được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ y tế.

Bảo đảm thông tin, truyền thông phục vụ công tác phòng, chống dịch. Chủ động trong định hướng dư luận; bảo đảm người dân được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về các biện pháp phòng, chống dịch để người dân hiểu, đồng thuận, tạo niềm tin xã hội trong tổ chức triển khai thực hiện. Tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều sử dụng mã QR để quản lý thông tin người ra, vào và hướng dẫn người dân thực hiện việc khai báo thông tin theo yêu cầu của cơ quan chức năng để phòng, chống dịch. 100% các cơ sở tiêm chủng, xét nghiệm, điều trị cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, kết quả điều trị của các cá nhân.

Bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của Nhân dân. 100% người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. 100% các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch phù hợp theo phương châm vừa đảm bảo sức khỏe cho người lao động vừa duy trì, phát triển năng lực sản xuất kinh doanh có hiệu quả. 100% các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch an toàn; tổ chức học trực tiếp hoặc trực tuyến kết hợp với trực tiếp phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kế hoạch này được thực hiện trong thời gian 2 năm (năm 2022 và 2023). Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, UBND tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đánh giá tình hình và báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét việc tiếp tục thực hiện Kế hoạch này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và theo chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế./.

Gia Nguyên


Gia Nguyên
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thư viện ảnh