image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Bệnh Dại và những điều cần biết khi nuôi chó, mèo

Bệnh Dại là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Vi rút dại có nhiều trong nước bọt của chó, mèo và động vật mắc bệnh, kể cả khi con vật chưa có dấu hiệu lâm sàng.

Anh-tin-bai

Năm 2025 là năm thứ 5 Chương trình “Tiêm phòng Dại vì cộng đồng” được tổ chức tại huyện Đức Huệ với rất nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực, lan tỏa sâu rộng thông điệp “Hãy cùng chung tay để xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh, an toàn và không có bệnh dại”.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Chiến dịch năm 2025 là một phần của nỗ lực liên tục qua các năm 2021, 2022, 2023 và 2024 nhằm hướng tới mục tiêu xóa sổ bệnh dại trên toàn cầu vào năm 2030, thông qua các hoạt động thường niên như: Tổ chức Cuộc thi vẽ tranh cổ động với chủ đề “Phòng chống bệnh dại dưới góc nhìn học sinh”, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổ động chiến dịch, diễu hành qua các trục đường chính của huyện Đức Huệ, truyền thông học đường tại 4 điểm trường học; hoạt động triển lãm tranh cổ động “Phòng chống bệnh dại dưới góc nhìn học sinh”; hoạt động giao lưu trồng cây lưu niệm 5 năm hoạt động chương trình tại địa phương; hoạt động Khám và tư vấn miễn phí cho chó mèo trên địa bàn huyện về tiêm phòng Dại và tuyên truyền một số bệnh truyền lây từ động vật sang người.;…

Anh-tin-bai

Điểm nhấn tại Chiến dịch “Tiêm phòng Dại vì cộng đồng” năm 2025 trên địa bàn huyện Đức Huệ sẽ có thêm 1 số hoạt động tạo điểm nhấn qua 5 năm chương trình được triển khai thực hiện tại địa phương như: triển lãm tranh ảnh chiến dịch “Tiêm phòng dại vì cộng đồng” qua các năm; hoạt động Về nguồn tại Khu di tích Lịch sử cách mạng tỉnh Long An; Chương trình tiêm phòng tuyên truyền bệnh Dại năm 2025 với mục tiêu 8.500 liều vắc xin phòng bệnh Dại cho chó mèo ở 11 xã/thị trấn của huyện Đức Huệ (tăng 1.500 liều so với năm 2024), phát 6.000 tờ rơi cho chủ nuôi và học sinh (tăng 2.000 tài liệu so năm 2024). Tại chiến dịch này cũng là lần đầu tiên Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM phối hợp các đơn vị triển khai thí điểm gắn thẻ QR tích hợp thông tin vật nuôi phục vụ công tác quản lý tại thị trấn Đông Thành với số lượng chó dự kiến khoảng 600 con thông qua vòng cổ có tag mã QR thử nghiệm.

Anh-tin-bai

Sau đây là một số thông tin cần biết về bệnh Dại mà bà con cần lưu ý khi nuôi chó, mèo để đảm bảo an toàn về sức khỏe cho bản thân, gia đình, sức khỏe vật nuôi cũng như tránh vi phạm pháp luật:

Nguồn mang vi rút dại chủ yếu là chó thả rông, chưa được tiêm phòng dại. Đường lây truyền vi rút dại: Vi rút xâm nhập qua các vết cắn, vết liếm, vết cào, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở. Thời kỳ ủ bệnh dại có thể thay đổi từ vài ngày đến vài tháng tùy thuộc vào vị trí của vết cắn. Đa số bệnh phát ra trong vòng từ 21 đến 30 ngày sau khi con vật nhiễm vi rút. Thời gian lây truyền khoảng trước 10 ngày và sau 10 ngày khi chó có biểu hiện dại. Ở giai đoạn này, chó bài thải vi rút qua nước bọt và gây nhiễm cho động vật khác, cũng như con người thông qua vết cắn, cào, liếm.

Dấu hiệu nghi mắc bệnh dại: Thường được chia làm 02 thể là thể dại điên cuồng và thể dại câm (bại liệt).

Đối với thể dại điên cuồng (chiếm ¼ các trường hợp chó dại): Chó bị dại có dấu hiệu khác thường như trốn vào góc tối, kín đáo hoặc tỏ ra vồn vã thái quá, thỉnh thoảng sủa vu vơ, tru lên từng hồi, hoặc bồn chồn, nhảy lên đớp không khí (thời kỳ tiền lâm sàng). Thời kỳ điên cuồng, con vật bị kích thích mạnh, cắn sủa người lạ dữ dội, quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi dài. 2 - 3 ngày sau khi phát bệnh, chó bỏ ăn, nuốt khó, con vật có biểu hiện chảy nước dãi, sùi bọt mép, đi lại không có chủ định, trở nên dữ tợn, điên cuồng.

Đối với thể dại câm (chiếm ¾ các trường hợp chó dại): chó biểu hiện buồn rầu, con vật có thể bị bại ở một phần cơ thể, nửa người hoặc 2 chân sau, liệt cơ hàm, hàm trễ xuống, lưỡi thè ra, nước dãi chảy lòng thòng, con vật không cắn, sủa được, chỉ gầm gừ trong họng.

Khi bị chó, mèo cắn cần phải rửa ngay vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước ít nhất 5 phút rồi bôi cồn 70o hoặc cồn Iod nơi vết cắn, không làm dập vết thương. Đến ngay cơ quan y tế để khám và hướng dẫn cách xử lý, không sử dụng thuốc đông y, thuốc nam để điều trị bệnh Dại. Nhốt riêng con vật cắn người để theo dõi trong vòng 10 ngày.

Các biện pháp phòng chống bệnh dại: Khi nuôi chó, mèo, người nuôi cần lưu ý phải: Đăng ký việc nuôi chó, mèo với UBND cấp xã, phường. Chó, mèo nuôi phải được tiêm phòng bệnh dại theo quy định và có giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh dại do cơ quan thú y cấp. Xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình. Khi đưa chó ra nơi cộng cộng phải đảm bảo an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích, giữ chó và có người dắt. Nuôi chó tập trung phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới người xung quanh.

Thường xuyên theo dõi, giám sát chó, mèo nuôi của gia đình, nếu phát hiện con vật có biểu hiện bất thường như vô cớ cắn, cào hoặc tấn công động vật khác thì phải cách ly và báo ngay cho chính quyền địa phương.

Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu huỷ chó.

Việc tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn thành phố được thực hiện 01 lần/năm. Các đợt tiêm phòng bệnh dại được thực hiện trong các tháng 3-5 hằng năm. Ngoài ra, Chi cục Nông nghiệp thành phố Đà Nẵng thường xuyên tiêm bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh hoặc chó, mèo đã hết thời gian miễn dịch.

Các hành vi xử lý vi phạm hành chính có liên quan đến quản lý chó nuôi và phòng, chống bệnh Dại

Theo quy định tại Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y (khoản 3, Điều 2) có quy định Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Còn tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây (khoản 1, Điều 7):

Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng; Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị; Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.

Anh-tin-bai

Năm 2025, Chương trình “Tiêm phòng Dại vì cộng đồng” được tổ chức tại huyện Đức Huệ từ ngày 18/4 đến ngày 26/4/2025 với rất nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực, lan tỏa sâu rộng thông điệp “Hãy cùng chung tay để xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh, an toàn và không có bệnh dại”. Để Chiến dịch “Tiêm phòng dại vì cộng đồng” năm 2025 diễn ra thành công, tốt đẹp, góp phần đẩy lùi nguy cơ bệnh dại, đảm bảo sức khỏe con người và thú nuôi, Ban tổ chức chương trình kêu gọi và khuyến khích mọi người dân hãy tham gia vào chiến dịch này bằng cách nhốt, cột chó, mèo trước để thuận lợi cho đội tiêm phòng khi đến tiêm. Đồng thời phối hợp cùng với đội tiêm phòng để việc tiêm phòng cho đàn chó, mèo của gia đình mình được hiệu quả.

BBT
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
   image advertisement
image advertisement
Thư viện ảnh