Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thông tin tuyên truyền

 
    Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 555799
Thông tin tuyên truyền
Chủ Nhật, Ngày 17/07/2022, 14:00
Người dân cần nâng cao cảnh giác trước bẫy lừa "việc nhẹ, lương cao" ở Campuchia
17/07/2022 | Gia Nguyên
Thời gian gần đây, tình trạng người dân bị lừa sang Campuchia lao động, làm "việc nhẹ, lương cao" nhưng thực chất là bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản, nguy hiểm đến tính mạng… xảy ra ngày càng nhiều, được ghi nhận ở nhiều địa phương trong cả nước. Trên địa bàn huyện Đức Huệ, các lực lượng chức năng cũng liên tục phát hiện các trường hợp đưa rước, xuất cảnh trái phép sang Campuchia. Qua làm việc, những người này khai nhận, nghe theo lời môi giới, rủ rê sang Campuchia làm việc nhẹ, lương cao.

dd-9635.jpg 

Theo cảnh báo của Bộ Công an, các nạn nhân bị lừa sang Campuchia làm việc chủ yếu trong độ tuổi từ 18 - 35 tuổi, thông qua tìm kiếm việc làm trên mạng xã hội (zalo, facebook...) hoặc từ bạn bè, người quen rủ rê, giới thiệu sang Campuchia làm việc nhẹ nhàng, lương cao.

Sau khi qua Campuchia, nạn nhân bị tuyển vào làm việc tại các cơ sở tổ chức hoạt động lừa đảo như: đánh bạc trực tuyến, kinh doanh tiền ảo... trên không gian mạng; bị cưỡng ép lao động từ 12-16 tiếng/ngày, không cho ra khỏi cơ sở, bị bán sang các chủ sử dụng lao động khác hoặc bắt gọi điện về cho gia đình, người thân tại Việt Nam để nộp tiền chuộc mới cho về nước với số tiền từ 3.000 USD đến 30.000 USD. Nhiều trường hợp bỏ trốn khi chưa có tiền chuộc, đã bị các đối tượng sử dụng lao động đánh đập, ngược đãi, bán sang cơ sở khác nhau.

Các cơ sở cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản của công dân Việt Nam tập trung chủ yếu tại Campuchia ở các khu vực: Bà Vẹt - tỉnh Svaytieng; Banteay Meanchay - tỉnh Poipet; thành phố Shihanoukvile - tỉnh Preah Shihanouk, Chrey Thom - tỉnh Kandal và tại Thành phố Phnompênh. Đối tượng cầm đầu hoạt động cưỡng bức lao động và đòi tiền chuộc, cưỡng đoạt tài sản là các đối tượng người Trung Quốc, có sự tham gia, giúp sức của các đối tượng người Việt hiện đang hoạt động tại Campuchia.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng chức năng Việt Nam đã phối hợp với lực lượng chức năng Campuchia giải cứu hơn 250 trường hợp bị lừa sang lao động trái phép tại Campuchia. Riêng địa bàn huyện Đức Huệ, theo thông tin từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Mỹ Quý Tây, chỉ trong 3 ngày từ ngày 04 đến ngày 06/7/2022, trên đoạn biên giới 2 xã Mỹ Quý Đông và Mỹ Quý Tây do đơn vị phụ trách, lực lượng chức năng đã phát hiện 4 vụ việc với 15 người có hành vi đưa rước, xuất cảnh trái phép sang Campuchia để làm việc nhẹ, lương cao.

Hiện nay, tình hình công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Campuchia làm việc tại các cơ sở đánh bạc trực tuyến, bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp. Vì vậy, để không trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người, trước hết bản thân mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để tội phạm hoạt động.

Người dân cũng nên cảnh giác, từ chối mọi sự giúp đỡ về tiền bạc, lợi ích vật chất của người khác, nhất là từ người lạ mới quen biết. Trước khi nhận lời mời, mỗi người cần tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm mà mình định đến và đặc điểm, nhân thân của những người đi cùng mình như thế nào. Hãy tham khảo ý kiến của mọi người và thông báo, nhắn gửi cho gia đình, người thân biết mình sẽ đi đâu, đi với ai trước khi quyết định đi xa.

Người dân cần cảnh giác trước các lời mời, kêu gọi qua Campuchia làm việc nhẹ, lương cao, không mất chi phí đi lại... của các đối tượng trên mạng xã hội. Đặc biệt, người dân, nhất là thanh thiếu niên cần cảnh giác, đề phòng người lạ hoặc cả người thân đi làm ăn xa trở về hứa hẹn tìm việc hoặc rủ hợp tác làm ăn. Luôn đặt nghi vấn trước những lời hứa hẹn, dụ dỗ tìm việc làm có thu nhập cao trong các nhà máy, cửa hàng, quán bar, giúp việc trong nước, nước ngoài hoặc lấy chồng nước ngoài giàu có.

Ngoài ra, Bộ Công an cũng nhấn mạnh việc cần thường xuyên tìm hiểu để nâng cao trình độ văn hóa, pháp luật, kỹ năng tự bảo vệ, có thể đảm bảo an toàn cho bản thân và giúp cho người thân khỏi bị mua bán. Một trong những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả là luôn nhớ địa chỉ và số điện thoại tin cậy, có thể là của chính quyền, cơ quan, tổ chức, người thân… để có thể liên hệ giúp đỡ khi cần thiết. Đồng thời, mỗi người nên tuyên truyền cho người thân trong gia đình, bạn bè biết và cảnh giác với tội phạm mua bán người.

Khi phát hiện thông tin về các đối tượng, đường dây lôi kéo, môi giới, tổ chức đưa người sang Campuchia làm việc, nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo, mua bán người, cần thông báo cho người thân, gia đình và kịp thời trình báo cho cơ quan công an để cơ quan chức năng kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lý.

Tất cả các trường hợp có hành vi tham gia, mốc nối, tiếp tay cho các loại tội phạm, trong đó có tội phạm lừa đảo, mua bán người đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật/.

Gia Nguyên


Lượt người xem:   117
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỨC HUỆ
Chịu trách nhiệm chính:​  Ông Lê Văn Nên - PCT.UBND huyện. ​
Địa chỉ: ​Khu phố 2 thị trấn Đông Thành huyện Đức Huệ, Long An.
Điện thoại : (072) 3854230​ * Fax: (072) 3854771 ​ * Email: bbtduchue​​​​@longan.gov.vn​​
​ ​
Chung nhan Tin Nhiem Mang