| NQ của HĐND tỉnh về chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang mục đích khác | NQ của HĐND tỉnh về chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang mục đích khác | | | 15/07/2022 10:00 SA | Đã ban hành | | Kết luận cuộc họp nghe báo cáo việc giải quyết các hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa và giải quyết các trường hợp người dân đề nghị xây dựng cầu, đặt cống trên địa bàn huyện | Kết luận cuộc họp nghe báo cáo việc giải quyết các hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa và giải quyết các trường hợp người dân đề nghị xây dựng cầu, đặt cống trên địa bàn huyện | | | 05/07/2022 11:00 SA | Đã ban hành | | KẾ HOẠCH Thực hiện Kếhoạchsố1666/KH-UBND,ngày7/6/2022củaUBNDtỉnhLongAnvề triểnkhaithựchiệnQuyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh trên địa bàn tỉnh L | KẾ HOẠCH Thực hiện Kếhoạchsố1666/KH-UBND,ngày7/6/2022củaUBNDtỉnhLongAnvề triểnkhaithựchiệnQuyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh trên địa bàn tỉnh L | | | 02/07/2022 11:00 SA | Đã ban hành | | Chương trình phối hợp xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đến năm 2025 | Chương trình phối hợp xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đến năm 2025 | | | 15/06/2022 11:00 SA | Đã ban hành | | BÁO CÁO Kết quả khảo sát các tiêu chí xây dựng thị trấn Đông thành đạt chuẩn đô thị văn minh | BÁO CÁO Kết quả khảo sát các tiêu chí xây dựng thị trấn Đông thành đạt chuẩn đô thị văn minh | | | 15/06/2022 11:00 SA | Đã ban hành | | BÁO CÁO Kết quả thực hiện xây dựng thị trấn Đông Thành “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” đến tháng 5 năm 2022 | BÁO CÁO Kết quả thực hiện xây dựng thị trấn Đông Thành “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” đến tháng 5 năm 2022 | | | 01/06/2022 11:00 SA | Đã ban hành | | THÔNG BÁO THU HỒI ĐẤT để thực hiện công trình đường dây 500 KV Sông Hậu - Đức Hòa (đoạn qua huyện Đức Huệ) đối với chủ sử dụng đất Trần Văn Lợi | THÔNG BÁO THU HỒI ĐẤT để thực hiện công trình đường dây 500 KV Sông Hậu - Đức Hòa (đoạn qua huyện Đức Huệ) đối với chủ sử dụng đất Trần Văn Lợi | | | 20/04/2022 11:00 SA | Đã ban hành | | THÔNG BÁO THU HỒI ĐẤT Để thực hiện công trình đường dây 500 KV Sông Hậu - Đức Hòa (đoạn qua huyện Đức Huệ) đối với chủ sử dụng đất Nguyễn Thành Thía | THÔNG BÁO THU HỒI ĐẤT Để thực hiện công trình đường dây 500 KV Sông Hậu - Đức Hòa (đoạn qua huyện Đức Huệ) đối với chủ sử dụng đất Nguyễn Thành Thía | | | 20/04/2022 11:00 SA | Đã ban hành | | QUYẾT ĐỊNH Về việc quy định giá lúa thu thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2022 | QUYẾT ĐỊNH Về việc quy định giá lúa thu thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2022 | | | 20/02/2022 11:00 SA | Đã ban hành | | Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản | Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản | | | 10/01/2022 11:00 SA | Đã ban hành | | Quyết định Về việc thu hồi đất do hiến đất mở rộng đường GTNT ấp 4 | Quyết định Về việc thu hồi đất do hiến đất mở rộng đường GTNT ấp 4 | | | 15/10/2021 10:00 SA | Đã ban hành | | Quyết định Về việc thu hồi đất công trình đường tỉnh 838B | Quyết định Về việc thu hồi đất công trình đường tỉnh 838B | | | 07/10/2021 10:00 SA | Đã ban hành | | Quyết định Về việc thu hồi đất do hiến đất làm đường Đường từ nhà ông Long đến nhà ông Chiều | Quyết định Về việc thu hồi đất do hiến đất làm đường Đường từ nhà ông Long đến nhà ông Chiều | | | 05/10/2021 10:00 SA | Đã ban hành | | Nghị quyết 126 của HĐND huyện Đức Huệ về điều chỉnh quy hoạch đất đến năm 2020 | Nghị quyết 126 của HĐND huyện Đức Huệ về điều chỉnh quy hoạch đất đến năm 2020 | | | 30/04/2021 9:00 CH | Đã ban hành | | QĐ công khai dự toán NSNN và đầu tư công năm 2021 | QĐ công khai dự toán NSNN và đầu tư công năm 2021 | | | 26/01/2021 10:00 SA | Đã ban hành | | Quyết định phê duyệt Kế hoạch công tác Tư pháp huyện Đức Huệ năm 2020 | Quyết định phê duyệt Kế hoạch công tác Tư pháp huyện Đức Huệ năm 2020 | | | 30/12/2020 9:00 CH | Đã ban hành | | Thông tin quy hoạch chung thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ | Thông tin quy hoạch chung thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ | | | 04/08/2020 10:00 CH | Đã ban hành | | Quy hoạch nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông sản tại khu C, ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ | Quy hoạch nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông sản tại khu C, ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ | | | 04/08/2020 10:00 CH | Đã ban hành | | hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án sản xuất, nhân và lai giống vật nuôi (trại nhân lai; nuôi gà, heo, bò công nghiệp) tại khu C, ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ | hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án sản xuất, nhân và lai giống vật nuôi (trại nhân lai; nuôi gà, heo, bò công nghiệp) tại khu C, ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ | | | 04/08/2020 10:00 CH | Đã ban hành | | Thông tin hồ sơ quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị | Thông tin hồ sơ quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị | | | 05/09/2019 9:00 CH | Đã ban hành | | Phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho cấp xã | Phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho cấp xã | Phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho cấp xã | | 01/06/2018 4:00 CH | Đã ban hành | | Báo cáo số 129/BC-UBND ngày 08/9/2017 của UBND huyện về Chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai và việc thực hiện các loại thủ tục hành chính về đất đai | Báo cáo số 129/BC-UBND ngày 08/9/2017 của UBND huyện về Chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai và việc thực hiện các loại thủ tục hành chính về đất đai | | | 11/10/2017 11:00 SA | Đã ban hành | | Báo cáo số 255/BC-UBND ngày 04/10/2017 về tình hình quản lý, sử dụng đất của cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng | Báo cáo số 255/BC-UBND ngày 04/10/2017 về tình hình quản lý, sử dụng đất của cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng | | | 11/10/2017 11:00 SA | Đã ban hành | | Báo cáo số 171/BC-UBND ngày 31/07/2017 công tác quản lý khai thác, sử dụng đất công trên địa bàn huyện Đức Huệ | Báo cáo số 171/BC-UBND ngày 31/07/2017 công tác quản lý khai thác, sử dụng đất công trên địa bàn huyện Đức Huệ | | | 11/10/2017 11:00 SA | Đã ban hành | | Báo cáo số 233/BC-UBND ngày 18/09/2017 Đánh giá tình hình thi hành Luật đất đai 2013 và định hướng sửa đổi Luật đất đai | Báo cáo số 233/BC-UBND ngày 18/09/2017 Đánh giá tình hình thi hành Luật đất đai 2013 và định hướng sửa đổi Luật đất đai | | | 11/10/2017 11:00 SA | Đã ban hành | | Bảng tổng hợp diện tích đất cần san lấp trên địa bàn huyện | Bảng tổng hợp diện tích đất cần san lấp trên địa bàn huyện | | | 11/10/2017 11:00 SA | Đã ban hành | | Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành thương mại - dịch vụ. | Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành thương mại - dịch vụ. | Phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 20,7% năm giai đoạn 2011-2015 và khoảng 19,65%/năm giai đoạn 2016-2020. Giá trị gia tăng với tốc độ khoảng 20,74%/năm giai đoạn 2011-2015 và 20%/năm giai đoạn 2016-2020, chiếm tỷ trọng khoảng 26% vào năm 2015 và 29,1% vào năm 2020. | Huy động các thành phần kinh tế tham gia xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại – dịch vụ, phấn đấu xây dựng các trung tâm thương mại, chợ nông thôn và khu thương mại cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Phát huy lợi thế về trao đổi – mua bán hàng hóa qua biên giới theo qui định của chính phủ 2 nước (Việt Nam- Campuchia). Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, chú trọng dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. Phát triển chợ gắn các điểm dịch vụ cung ứng vật tư sản xuất, mua, bán nông sản, thực phẩm. Nâng cấp những chợ hiện hữu và đầu tư phát triển chợ ở một số xã trên địa bàn. Phát triển mạnh các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa gắn với việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, khu bảo tồn thiên nhiên. Có chính sách đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc tái tạo khu di tích lịch sử cách mạng Bình Hòa Hưng để có thể khai thác du lịch sinh thái. Tổ chức tốt công tác thông tin thị trường, giá cả, quảng cáo. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư. Triển khai các hoạt động mời gọi, thu hút đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa. Hỗ trợ tích cực các hoạt động tìm hiểu về thị trường, tìm hiểu đối tác, giúp người sản xuất nắm được thông tin cần thiết, xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hóa, tiếp cận thị trường, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng buôn lậu qua biên giới. Phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 20,7% năm giai đoạn 2011-2015 và khoảng 19,65%/năm giai đoạn 2016-2020. Giá trị gia tăng với tốc độ khoảng 20,74%/năm giai đoạn 2011-2015 và 20%/năm giai đoạn 2016-2020, chiếm tỷ trọng khoảng 26% vào năm 2015 và 29,1% vào năm 2020. 1. Thương mại và xuất khẩu Phát triển và phân bố mạng lưới chợ thị trấn, chợ nông thôn ở các xã và trung tâm thương mại tại thị trấn Đông Thành. Huy động nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển mạng lưới kinh doanh thương mại, phù hợp với Quy hoạch phát triển thương mại của tỉnh. Trong đó, huyện xây dựng trung tâm thương mại tại Thị trấn với quy mô diện tích từ 8-10 ha trong giai đoạn 2016-2020. Tổng số cho quy hoạch phát triển đến năm 2020 là 13 chợ; trong đó có 10 chợ xây dựng mới và 2 chợ nâng cấp, mở rộng. Đến năm 2020, trên địa bàn huyện có 1 siêu thị tại khu vực cho thị trấn Đông Thành. Gắn phát triển mạng lưới trung tâm thương mại, chợ tại thị trấn và nông thôn với Quy hoạch sử dụng đất. Kết hợp tạo nguồn vốn để xây dựng Trung tâm thương mại và chợ với tăng cường quản lý Nhà nước trên lĩnh vực thương mại, nhằm ổn định thị trường giá cả, phát triển các hình thức kinh doanh có hiệu quả. Tổng giá trị thương mại của huyện đạt khoảng 200 tỷ đồng vào năm 2015 và 555 tỷ đồng vào năm 2020. Về xuất khẩu Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm nông sản. Trước mắt, tập trung trao đổi hàng hóa với Campuchia với các mặt hàng nông nghiệp sau đó đi đến xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến. Quy hoạch kinh tế Cửa khẩu quốc gia Mỹ Quý Tây: được phê duyệt ngày 23 tháng 07 năm 2009 theo Quyết định số 1803/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Long An, khu vực quy hoạch có qui mô diện tích là 150,94 ha bao gồm: đất xây dựng khu dịch vụ, đô thị là 85,35 ha và đất cụm công nghiệp là 65,59 ha. + Cửa khẩu quốc gia Mỹ Quý Tây trên biên giới Việt Nam – Campuchia sẽ tạo cơ sở hình thành các trạm kiểm soát liên hợp, các công trình quản lý nhà nước trên khu vực biên giới. Phát triển khu cửa khẩu gắn với định hướng phát triển kinh tế đối ngoại, từ đó hình thành các khu kho hàng, khu – cụm công nghiệp, các cơ sở gia công chế biến phục vụ cho nhu cầu XNK, các trung tâm thương mại, khu miễn thuế,…. + Hình thành một khu cửa khẩu với các công trình thương mại – dịch vụ mang tính chất đặc trưng cho hoạt động giao thương cửa khẩu, các công trình dịch vụ đô thị, các khu ở nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ giữa nước ta với nước bạn trên cơ sở hợp tác kinh tế, thương mại – dịch vụ. 2. Du lịch Phát triển du lịch gắn với các khu di tích lịch sử cách mạng và phát triển du lịch sinh thái để tận dụng lợi thế sông nước và tham quan kinh tế cửa khẩu. Cần khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch trên địa bàn huyện gắn với các tuyến du lịch khác trong tỉnh và liên tỉnh. Khi khu kinh tế cửa khẩu được hoàn thành đưa vào hoạt động, ngành du lịch của huyện có thể tận dụng lợi thế này để kết nối các chuyến du lịch khác để đưa khách tham quan khu cửa khẩu. Kêu gọi các nhà đầu tư và người dân địa phương phát triển mô hình du lịch sinh thái miệt vườn, kết hợp với tham quan các trang trại sản xuất với quy mô lớn và hiệu quả. Đồng thời phát triển một số điểm du lịch kết hợp với xây dựng khu trung tâm văn hóa thể thao, vui chơi giải trí tại khu trung tâm huyện. Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng của các ngành kinh tế - xã hội khác có tác động đến phát triển du lịch. Xây dựng khu di tích lịch sử cách mạng với nhiệm vụ phục hồi, tôn tạo lại di tích lịch sử căn cứ Bình Thành tại xã Bình Hòa Hưng...và tái tạo các di tích gốc được vạch ra và từng bước thực hiện để trong tương lai khách tham quan có thể phần nào hiểu được hoàn cảnh sống, chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta giai đoạn kháng chiến. Đưa di tích lịch sử căn cứ Bình Thành trở thành một công trình truyền thống lịch sử-văn hóa-du lịch quan trọng của huyện Đức Huệ nói riêng và tỉnh Long An nói chung. 3. Dịch vụ vận tải Phát triển ngành dịch vụ vận tải theo hai hướng thủy và bộ để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách. Với vị trí là huyện biên giới, đang có dự án thành lập khu kinh tế cửa khẩu sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa và là nơi trung chuyển hàng hóa giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh với Campuchia. Do đó, cần xây dựng kế hoạch phát triển dịch vụ vận tải theo hướng làm đại lý, vệ tinh cho các địa phương khác, đặc biệt là TP.HCM và huyện Đức Hòa. Hệ thống giao thông bộ, thủy trên địa bàn huyện vẫn còn yếu, đang trong giai đoạn đầu tư nâng cấp nên còn khó khăn trong vận chuyển và đi lại nhất là vào mùa mưa. Tuy nhiên, dịch vụ vận tải là yếu tố quan trọng thúc đẩy việc vận chuyển hàng hóa và hành khách, cho nên phát triển vận tải là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội. Khối lượng hành khách vận chuyển tăng từ 61 ngàn người năm 2010 lên 150 ngàn người năm 2015 và khoảng 246 ngàn người năm 2020.Với tốc độ tăng trưởng là 20% trong giai đoạn 2011-2015 và 10% giai đoạn 2015-2020. 4. Dịch vụ bưu chính viễn thông Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển hệ thống bưu chính (bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã, đại lý bưu điện…) nâng cao chất lượng phục vụ đi đôi với bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thực hiện kinh doanh đa dịch vụ tại các điểm bưu điện kết hợp với các dịch vụ thương mại nhằm nâng cao sự phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Tổng số bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã, đại lý bưu điện trên địa bàn huyện đến năm 2020 là 39điểm, giảm từ 2.969 người/điểm năm 2010 xuống còn 2.111 người/điểm năm 2020. Xây dựng mạng cáp quang đến các cụm dân cư, tăng thêm các trạm thu phát sóng di động. Đến năm 2020 toàn huyện có khoảng 158trạm thu phát sóng di động, các cụm dân cư đều có hộp cáp kéo đến. Khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông trên địa bàn huyện, coi trọng ứng dụng thiết bị và công nghệ không dây, phổ cập dịch vụ điện thoại và internet. Lắp đặt thêm 5 điểm chuyển mạch tại khu vực các xã nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ khi xây dựng thị trấn mới Mỹ Quý, xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động của bộ máy nhà nước, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế. Từng bước tiến tới Chính quyền điện tử, công dân điện tử. Đến năm 2015 tất cả các cơ quan quản lý nhà nước đều có hệ thống internet và thành lập trang thông tin điện tử, các trường học, cơ sở y tế, các ban ngành cấp xã đều kết nối được với mạng lưới internet, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng. Phát triển dịch vụ truy cập internet theo các chương trình hỗ trợ sản xuất, xây dựng trang thông tin thị trường các loại sản phẩm chủ yếu giúp cho nông dân, doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận thị trường để điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm cho phù hợp với thị trường. Hạng mục | Đơn vị | 2010 | 2015 | 2020 | 1- Số Bưu cục cấp II, III | Bưu cục | 0 | 1 | 1 | 2- Số Điểm bưu điện văn hóa xã | BĐVHX | 13 | 13 | 13 | 3- Số đại lý Bưu điện | Đại lý | 11 | 18 | 25 | 4- Số trạm thu phát sóng | Trạm | 77 | 122 | 158 | 5- Tổng số máy điện thoại |
|
|
|
| - Số máy cố định | Máy | 4320 | 4820 | 5397 | - Di động trả sau | Máy | 950 | 5230 | 8987 | 6. Số người thường xuyên sử dụng Internet | Người | 820 | 2029 | 7823 |
Bảng 3.14: Một số chỉ tiêu chủ yếu về dịch vụ BC-VT giai đoạn 2011-2020 5. Tài chính, ngân hàng Đức Huệ là một huyện còn nhiều khó khăn để phát triển kinh tế: là huyện nông nghiệp, cơ sở hạ tầng chậm phát triển nên đời sống kinh tế của người dân còn thấp, các hoạt động kinh tế chủ yếu với quy mô nhỏ lẻ.Do đó nguồn thu vào ngân sách còn nhiều hạn chế đã gây không ít khó khăn cho hoạt động đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn huyện. Giai đoạn 2011-2015, huyện cần nhiều nguồn vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cụm công nghiệp, khu thương mại, cùng với việc thu hút đầu tư của hệ thống doanh nghiệp sản xuất và thương mại trên địa bàn huyện. Trong đó vai trò của nhà nước và doanh nghiệp nhà nước là quan trọng trong việc dẫn dắt nền kinh tế, tuy nhiên vai trò của doanh nghiệp tư nhân là không nhỏ. Tổng nhu cầu tín dụng trong giai đoạn này khoảng 623 tỷ đồng. Sang giai đoạn 2016-2020, hệ thống cơ sở hạ tầng về cơ bản đã hoàn thành, các cụm công nghiệp đã bắt đầu đi vào hoạt động nên đầu tư tư nhận và khu vực hộ gia đình tăng mạnh. Ngoài ra, giai đoạn này sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư vào các cụm công nghiệp còn lại, tổng nhu cầu đầu tư trong giai đoạn này là tỷ đồng. Chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, các hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp…Đối với ngân hàng Chính sách và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và giảm nghèo. Nhu cầu vốn xã cần cho các hoạt động kinh tế khoảng 3.044 tỷ đồng Với nhu cầu trên, Đức Huệ cần thu hút các chi nhánh ngân hàng đến hoạt động trên địa bàn để huy động và cung cấp nguồn vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. | 09/10/2014 3:00 CH | Đã ban hành | | Bối cảnh trong nước và Quốc tế tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đức Huệ. | Bối cảnh trong nước và Quốc tế tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đức Huệ. | Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã và đang ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tác động nhất định đến Long An nói chung và huyện Đức Huệ nói riêng. Hai lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất là xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư. | 1. Tác động của bối cảnh quốc tếCuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã và đang ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tác động nhất định đến Long An nói chung và huyện Đức Huệ nói riêng. Hai lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất là xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư. Sản phẩm chủ yếu của huyện là lúa, do đó khi xuất khẩu gạo cả nước bị ảnh hưởng thì sẽ ảnh hưởng đến giá cả và thu nhập của người dân. Đồng thời, khả năng thu hút các nguồn vốn ODA và FDI vào các khu, cụm công nghiệp, những ngành và lĩnh vực mà huyện có lợi thế như công nghiệp chế biến cũng bị chậm lại. Đức Huệ có 27,8 km đường biên giới, có cửa khẩu quốc gia Mỹ Quý Tây với Campuchia. Sau Hiệp định thương mại biên giới giữa hai quốc gia, hợp tác thương mại đã và đang có chiều hướng gia tăng. Do đó, Đức Huệ phải coi đây là cơ hội phát triển kinh tế thương mại dịch vụ, cũng như các lĩnh phát triển kinh tế xã hội môi trường giữa hai vùng giáp biên giới. Tuy nhiên, đây là huyện biên giới nên vấn đề an ninh biên giới, vấn đề tệ nạn xã hội, buôn lậu,…cũng gây rất nhiều khó khăn cho huyện trong quá trình phát triển kinh tế. Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2020 là gia nhập vào nhóm các nền kinh tế công nghiệp mới trên cơ sở tăng trưởng nhanh, hiệu quả, phát triển bền vững, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra sôi động và có nhiều mặt thuận lợi cho Việt Nam. Để theo kịp quá trình này, đòi hỏi tỉnh Long An nói chung và huyện Đức Huệ nói riêng phải năng động, sáng tạo và kiên trì đổi mới cơ chế, chính sách, tích cực chủ động hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Xu hướng phát triển công nghệ: Công nghệ thế giới phát triển không ngừng với nhiều mô hình phát triển kinh tế, xã hội liên tục được các nước đón nhận. Điển hình các mô hình phát triển kinh tế đang được thế giới áp dụng mạnh mẽ như: Lý thuyết cạnh Tranh của Michael E.Porter, Lý thuyết lợi thế theo quy mô của Paul Krugman (nobel kinh tế 2008),… Trong đời sống, khoa học công nghệ phát triển với tốc độ rất nhanh nhằm phục vụ cho đời sống người dân toàn thế giới như công nghệ 3G, 4G trong công nghệ viễn thông, hoặc công nghệ giải trí với nhiều sản phẩm gia dụng tiện dụng khác. Chuyên môn hóa và phân công lao động: Xu hướng hội nhập toàn cầu và sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho các nguồn lực dịch chuyển dễ dàng hơn giữa các quốc gia. Điều này tạo sự thuận lợi cho sự phân công lao động quốc tế càng thêm sâu sắc. Các quốc gia đã phát triển ngày càng có xu hướng phát triển tập trung vào các lĩnh vực thâm dụng tư bản (sử dụng vốn, công nghệ là chủ đạo) và các quốc gia đang phát triển có xu hướng lựa chọn phát triển các ngành thâm dụng lao động (sử dụng lao động là chủ đạo) trong giai đoạn chuyển mình phát triển. 2.Tác động của bối cảnh trong nước. 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của cả nước.Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, được thế giới công nhận, tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục được duy trì ở mức cao, bình quân trong giai đoạn 2006-2010 là 6,9%. Tình hình chính trị - xã hội trong nước ổn định trong điều kiện thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp làm cho Việt Nam được xem là điểm đến an toàn trong thu hút đầu tư và du lịch. Bên cạnh đó, thể chế quản lý kinh tế, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách từng bước đồng bộ hóa, kinh nghiệm quản lý dần được tích lũy... đã tạo cho ta lợi thế rất lớn trong thu hút đầu tư, nhất là FDI. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 5 năm (2006-2010) cũng đạt gần 660 nghìn tỷ đồng, tức là gần gấp rưỡi kế hoạch đề ra. Vốn vay ưu đãi ODA cũng giải ngân được khoảng 13 tỷ USD, chiếm 60% tổng lượng cam kết. Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế còn rất nhỏ bé, khả năng tích lũy thấp, chất lượng tăng trưởng chưa cao, hiệu quả sử dụng nguồn lực phát triển thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu kém, thị trường nội địa kém sôi động…. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR của nước ta luôn ở mức cao ( từ năm 1999 đến nay, hệ số ICOR của nước ta luôn ở mức trên 5,0) cao hơn trung quốc khoảng 1,5 lần, cao hơn Thái Lan khoảng 1,35 lần. Năng suất lao động ở nước ta cũng thấp so với các nước trong khu vực ASEAN, từ 2 đến 15 lần. Những khó khăn lớn xảy ra trong năm 2008 như: lạm phát tăng cao, thu hút vốn đầu tư gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu giảm nghiêm trọng ,… Tuy còn nhiều khó khăn và thách thức, song mục tiêu của Việt Nam đến năm 2020 là gia nhập vào nhóm các nền kinh tế công nghiệp mới trên cơ sở tăng trưởng nhanh, hiệu quả, phát triển bền vững, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra sôi động và có nhiều mặt thuận lợi cho Việt Nam. Đòi hỏi chúng ta phải năng động, sáng tạo và kiên trì đổi mới cơ chế, chính sách, tích cực chủ động hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. 2.2. Ảnh hưởng của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến Đức Huệ.Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 11,5%/ năm giai đoạn 2011 -2015 và khoảng 11%/ năm giai đoạn 2016-2020. Về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp từ 36%GDP vào năm 2010 giảm xuống còn 20% vào năm 2020. Vùng cũng đang tập trung đẩy nhanh phát triển giáo dục-đào tạo, dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng; Đây sẽ là một cơ hội thực sự cho sự phát triển nguồn nhân lực của huyện Đức Huệ đang còn rất thiếu và hạn chế. Trong những năm gần đây, việc ĐBSCL tập trung đẩy mạnh phát triển khoa học – công nghệ, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhất là trong các lĩnh vực thủy sản và nông nghiệp, đã tạo cơ hội cho huyện Đức Huệ đẩy nhanh áp dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường. 2.3. Tác động trực tiếp của tỉnh Long An đến huyện Đức Huệ.- Nhiều danh mục công trình đã và đang đầu tư trên địa bàn tỉnh Long An tạo điều kiện thuận lợi để phát huy lợi thế phát triển kinh tế như Quốc lộ N1, N2, 50, đường cao tốc, Cảng Long An, cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, các dự án du lịch Làng nổi Tân Lập; khu sinh thái Láng sen ... - Hạ tầng trong và ngoài các khu cụm công nghiệp, dân cư và đô thị đã và đang tập trung đầu tư tạo điều kiện thu hút trực tiếp của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài dự báo sẽ tăng đột biến trong kỳ kế hoạch. - Là huyện thuộc vùng kinh tế phía Nam của cả nước, là vành đai giãn nở công nghiệp và đô thị của vùng Đồng Tháp Mười và tỉnh Long An, huyện có nhiều cơ hội trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. - Các chương trình trọng điểm của Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ X đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và an sinh xã hội. - Nhiều danh mục công trình đã, đang và sẽ đầu tư trên địa bàn huyện tạo điều kiện thuận lợi để phát huy lợi thế phát triển kinh tế như Quốc lộ N1, tỉnh lộ 838, tỉnh lộ 839, cửa khẩu Mỹ Quý Tây, ... - Một số mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế năng động, hiệu quả được nhân rộng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; - Các chương trình cấp quốc gia như chương trình 135, Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bước đầu đã mang lại hiệu quả, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân huyện. - Đề án phát triển nguồn nhân lực của ngành y tế năm 2009 – 2010 và những năm tiếp theo. Đề án xây dựng thiết chế văn hóa - thể thao xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006 - 2010 và đến 2020. Dự án đầu tư dạy nghề và giải quyết việc làm về nông nghiệp tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội tỉnh Long An, sẽ là nền tảng cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới. | 09/10/2014 2:00 CH | Đã ban hành | | Vấn đề phát triển các ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản. | Vấn đề phát triển các ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản. | |
- Hệ thống cơ sở hạ tầng
chưa đồng bộ: Cơ sở hạ tầng như giao thông nông thôn trong lĩnh vực GTVT, lưới
điện nông thôn và công trình thủy lợi, v.v. vẫn còn thiếu và nghèo nàn. - Hệ thống sản xuất chưa
hiệu quả: Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở Đức Huệ nói riêng và Long An nói
chung chủ yếu dựa vào kinh tế hộ gia đình, quy mô nhỏ, rải rác trên diện tích
và không gian lớn dẫn tới năng suất sản xuất thấp, chi phí cao, tổn thất nhiều,
sản xuất không ổn định,chất lượng sản phẩm thấp và không đồng đều và không đáp
ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa.Đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế. Các mô hình hợp tác kinh tế phù hợp như hợp tác xã, tổ chức hợp tác kinh
tế, trang trại hiện vẫn chưa hoạt động hiệu quả và chưa mang lại hiệu quả như
mong muốn. - Thiếu nguồn nhân lực: Cần
có đủ năng lực cả về chất lượng và số lượng quản lý, ứng dụng khoa học công
nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, đặc biệt là ở
các khu vực nông thôn hiện còn thấp. - Có nhiều nguy cơ về sâu bệnh và dịch bệnh, ảnh hưởng
tới mùa màng, nông sản và gia súc. - Thu nhập từ trồng tràm còn
thấp hơn so với các ngành khác: Do nhu cầu thị trường về gỗ tràm còn thấp. Diện
tích rừng sản xuất (trồng tràm) đã giảm trong những năm gần đây. Do nhu cầu thị
trường suy giảm trong những năm gần đây và tiến bộ trong công tác canh tác cũng
như thủy lợi của vùng Đồng Tháp Mười, một phần diện tích trồng tràm được chuyển
đổi sang trồng lúa cho lợi nhuận cao hơn. Đầu tư chế biến gỗ tràm đã được xem
xét nhưng hiện chưa triển khai thực hiện. - Tỷ lệ đa dạng hóa cây trồng/vật nuôi còn thấp và các
ngành công nghiệp nông thôn còn kém phát triển. Kết quả là thu nhập của hộ gia
đình ở các vùng nông thôn còn thấp, sản xuất của nông dân chưa ổn định, đặc
biệt là ở các khu vực trồng lúa. - Nông – lâm nghiệp và thủy sản có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định chính trị và an ninh quốc phòng của
huyện. - Phát
triển nông, lâm, thủy sản toàn diện, bền
vững, gắn với bảo vệ môi trường, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, công nghệ
sinh học, sản xuất gắn với thị trường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu,
tập trung phát triển cơ giới hóa, công nghệ giống, công nghệ lai tạo. - Phát triển sản xuất
nông nghiệp gắn liền với khuyến khích phát triển công nghiệp phục vụ nông
nghiệp, công nghiệp chế biến sản phẩm và các dịch vụ ngay trên địa bàn nông
thôn góp phần giải quyết công ăn việc làm, chuyển dịch lao động. - Phát triển nông nghiệp, nông thôn trước hết
xuất phát từ lợi ích nông dân, phát huy vai trò giai cấp nông dân, tạo điều
kiện thuận lợi giúp nông dân nâng cao trình độ, có đời sống vật chất và tinh
thần ngày càng cao. - Giải quyết tốt mối
quan hệ giữagiữa tăng trưởng kinh tế với ổn định xã hội, môi
trường, quốc phòng. - Từng bước nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần và trình độ sản xuất của dân cư nông thôn.
Đặc biệt là dân cư ở vùng sâu, vùng
biên giới đạt mức trung bình của tỉnh. - Phát triển nông nghiệp
gắn liền với xây dựng và phát triển nông thôn để tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý,
tăng tỷ trọng công nghiệp và ngành nghề dịch vụ ở nông thôn. - Phát triển hệ thống sản xuất cạnh tranh trong ngành
nông-lâm-ngư nghiệp dựa trên phân vùng sản
xuất ổn định, kết cấu hạ tầng và công nghệ được cải thiện và quyền tự chủ của
nông dân/nhà sản xuất/tổ hợp tác kinh tế. - Từng bước cơ giới hóa và hiện đại hóa sản xuất
nông-lâm-ngư nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh
của các mặt hàng nông sản trên thị trường trong và ngoài nước. - Sản xuất các sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Đặc biệt là
các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đạt các tiêu chuẩn (GAP toàn cầu, GAP Việt) đáp
ứng yêu cầu của người sử dụng trong nước và xuất khẩu ra các thị trường quốc
tế. - Từng bước kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trong phạm vi
tỉnh và liên tỉnh đảm bảo sản xuất và tăng trưởng nông nghiệp ổn định. CHỈ TIÊU | 2010 | 2015 | 2020 | TĐTBQ (%) 2011-2015
| TĐTBQ (%) 2016-2020
| Giá trị gia tăng của huyện, giá so sánh 1994 (tỷ đồng) | 457,6 | 853,44 | 1627,6 | 13,27 | 13,78 | - Nông, lâm- ngư nghiệp (tỷ đồng) | 335,3 | 525,6 | 793,9 | 9,40 | 8,60 | + Nông, lâm nghiệp (tỷ đồng) | 303,0 | 449,4 | 630,3 | 8,20 | 7,00 | + Trồng trọt (tỷ đồng) | 134,8 | 175,8 | 226,4 | 5,46 | 5,19 | + Chăn nuôi (tỷ đồng) | 30,2 | 110,7 | 222,7 | 29,68 | 15,00 | + Lâm nghiệp (tỷ đồng) | 138,0 | 162,8 | 181,1 | 3,36 | 2,15 | + Thủy sản (tỷ đồng) | 32,4 | 76,2 | 163,7 | 18,68 | 16,52 |
Bảng
3.1: Tổng sản phẩm và tốc độ tăng trưởng 3 khu vực giai đoạn 2011-2020
Tốc độ tăng trưởng nông, lâm – ngư nghiệp giai đoạn 2011-2015 là 9,4%; giai đoạn 2016-2020 là 8,6%. Cơ cấu kinh tế khu vực I năm 2015 chiếm 60% đến năm 2020 chiếm 50%. - a.Nông nghiệp
- - Trồng trọt
Ngành trồng trọt có tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 là 5,4% và giai đoạn 2016-2020 là 5,2%. Chiến lược định hướng phát triển ngành trồng trọt cụ thể như sau: - Tiếp tục phát triển các vùng sản xuất tập trung cây lương thực (lúa, bắp), rau quả, cây công nghiệp, cây ăn trái làm hàng hóa và nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu. Để thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu suất GTSX trồng trọt 7,5 triệu năm 2010 lên 9,92 triệu năm 2015 và 13,7 triệu vào năm 2020 trên một ha đất gieo trồng.
- Năng suất bình quân một số cây trồng chủ yếu đến năm 2015 và 2020
+ Lúa: 4,7-5,1 tấn/ha; 5,7-6,2 tấn/ha
+ Bắp: 6,3-6,5 tấn/ha; 7-7,3 tấn/ha
+ Mía: 65-67 tấn/ha; 73-75 tấn/ha
+Rau quả: 12-13 tấn/ha; 14-15 tấn/ha
+ Khoai (các loại): 6,6-6,8 tấn/ha; 7,3-7,5 tấn/ha
Hạng mục | 2010 | 2015 | 2020 | TĐTBQ (%) 2011 - 2015
| TĐTBQ (%) 2016 - 2020 | A- Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm (ha) | 47.800 | 45.650 | 43.930 | -0,92 | -0,77 | 1- Cây lương thực | | | | | | - Diện tích gieo trồng lúa cả năm | 43.600 | 38.000 | 35.700 | -2,71 | -1,24 | - Diện tích gieo trồng bắp | 600 | 1.500 | 1.500 | 20,11 | 0,00 | 2- Cây chất bột có củ (các loại) | 370 | 450 | 450 | 3,99 | 0,00 | 3- Cây công nghiệp hàng năm | 2.030 | 3.300 | 3.500 | 10,21 | 1,18 | - Diện tích mía | 1.000 | 1.500 | 1.700 | 8,45 | 2,53 | -Mè | 900 | 1.500 | 1.500 | 10,76 | 0,00 | 4- Cây thực phẩm | | | | | | - Diện tích đậu các loại | 50 | 100 | 130 | 14,87 | 5,39 | - Diện tích rau các loại | 350 | 400 | 500 | 2,71 | 4,56 | -Dưa hấu | 270 | 400 | 450 | 8,18 | 2,38 | 5- Các loại cây hàng năm khác | | | | | | B. Sản phẩm chủ yếu (tấn) | | | | | | - Sản lượng lúa | 187.480 | 190.000 | 207.060 | 0,27 | 1,73 | - Sản lượng bắp | 3.600 | 9.750 | 10.500 | 22,05 | 1,49 | - Sản lượng khoai (các loại) | 2.294 | 3.060 | 3.375 | 5,93 | 1,98 | - Sản lượng mía | 63.000 | 97.500 | 119.000 | 9,13 | 4,07 | - Sản lượng rau các loại | 3.920 | 5.200 | 7.500 | 5,81 | 7,6 |
Bảng 3.2: Diện tích – sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu gđ 2011 – 2020 - Chăn nuôi
Phân vùng chăn nuôi gia súc: với điều kiện đất xám, đất gò đồi có điều kiện thuận lợi cho trồng cỏ, phát triển mô hình trang trại nuôi bò thịt tập trung tại các xã Bình Hòa Bắc, Mỹ Quý Đông, Mỹ Quý Tây, Mỹ Thạnh Bắc, Mỹ Thạnh Đông, Mỹ Thạnh Tây. Ngoài ra, tận dụng nguồn phụ phẩm từ cây mía để phát triển đàn bò ở các xã có diện tích mía lớn của huyện có điều kiện phát triển như: Mỹ Thạnh Bắc, Bình Hòa Nam. Phát triển bò thịt và bò sữa dưới các hình thức qui mô trang trại, HTX, xí nghiệp, tăng đàn bò về số lượng, thay thế dần giống bò phát triển chậm, có trọng lượng thấp hiện nay bằng giống bò nhập ngoại cho năng suất thịt cao, tiếp tục chọn lọc giống bò sữa nhập nội để phát triển chăn nuôi bò sữa tập trung. Trang trại nuôi trâu thịt tập trung ở các xã có điều kiện phát triển như: Bình Hòa Hưng, Bình Thành, Mỹ Bình, Mỹ Quý Đông, Mỹ Quý Tây, Mỹ Thạnh Tây và một số xã khác như Bình Hòa Bắc, Mỹ Thạnh Bắc, Mỹ Thạnh Đông. Phát triển đàn heo theo hướng lai giống ngoại, chọn lọc giống chất lượng đã được khẳng định, giống cải tiến để tăng tỷ lệ heo hướng nạc, mở rộng ứng dụng thụ tinh nhân tạo để giống hóa heo ngoại trong cấu trúc đàn heo giống. Khuyến khích phát triển chăn nuôi heo sữa, heo hướng nạc ở qui mô trang trại, hộ gia đình và HTX.
| ĐVT | 2010 | 2015 | 2020 | TĐTBQ (%) 2011 - 2015
| TĐTBQ (%) 2016 - 2020
| + Đàn trâu | Con | 5.530 | 7.058 | 7.923 | 5,00 | 2,34 | + Đàn bò | Con | 6.250 | 8.848 | 12.123 | 7,20 | 6,50 | + Đàn heo | Con | 13.590 | 23.210 | 36.873 | 11,30 | 9,70 | + Đàn gia cầm | Con | 375.408 | 514.341 | 724.747 | 6,50 | 7,10 |
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu của ngành chăn nuôi trong giai đoạn 2011 - 2020Bảo vệ và có chính sách hợp lý nhằm duy trì diện tích rừng phòng hộ, kết hợp phát triển rừng với an ninh quốc gia vì Đức Huệ là một huyện biên giới. Trồng tràm mang lại nhiều lợi ích khác nhau, gồm bảo vệ môi trường, tăng độ che phủ, cải thiện đất, chống nhiễm phèn trong mùa khô, giữ nước sau lũ, phục vụ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ và tạo môi trường sống cho động vật hoang dã góp phần phát triển du lịch sinh thái. Rừng ở vùng Đồng Tháp Mười được xem là đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động do sự biến đổi khí hậu toàn cầu và gia tăng mực nước biển. Phát triển diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn huyện và diện tích rừng sản xuất, kết hợp phát triển rừng với an ninh quốc gia. Diện tích rừng đến năm 2020 là 12.367 ha với cây trồng chính là tràm, bạch đàn. Đảm bảo phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt ổn định và bền vững nhằm tăng tỷ trọng giá trị sản lượng của ngành ngư nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành nông-lâm-ngư nghiệp. Phát triển nuôi trồng thủy sản quy mô lớn. Xác định và triển khai các mô hình và phương pháp nuôi trồng thủy sản theo hướng kiểm soát và bảo vệ môi trường sinh thái. Đức Huệ nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, có nhiều tiềm năng trong phát triển nuôi trồng thủy sản nhưng chưa được quy hoạch tốt để khai thác tiềm năng. Xây dựng các mô hình tổ chức nuôi trồng phù hợp ở các vùng nuôi trồng (dưới các hình thức như câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ kinh tế, trang trại, v. V …) nhằm đảm bảo lợi ích của các bên và thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy hải sản: nuôi quảng canh trong ao, nuôi tôm/cá trên ruộng lúa. Phát huy lợi thế về địa bàn vùng trũng, có nhiều sông, kênh để thực hiện chuyển đổi cơ cấu, nâng dần tỷ trọng của ngành nuôi trồng thủy sản trong ngành nông nghiệp. Mục tiêu phát triển ngành thủy sản có giá trị gia tăng trong hai giai đoạn 2011 – 2015 và 2016 – 2020 tăng bình quân 18,68% và 16,52%. | 2010 | 2015 | 2020 | TĐTBQ (%) 2011-2015
| TĐTBQ (%) 2016-2020
| Tổng số | 2001,2 | 2714,5 | 4304,5 | 6,29 | 9,66 | I. Sản lượng khai thác | 185 | 130 | 85 | -6,81 | -8,15 | II. Sản lượng nuôi trồng | 1816,2 | 2584,509 | 4219,541 | 7,31 | 10,30 | - Cá | 1798,0 | 2532,8 | 4143,6 | 7,09 | 10,35 |
Bảng 3.4: Sản lượng khai thác thủy hải sản đến năm 2020 (tấn)Tiếp tục phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng các mô hình nuôi ruộng, nuôi VAC và sản xuất giống. Bố trí diện tích phát triển nuôi trồng thủy sản từ nay đến 2020: Nâng diện tích nuôi trồng thủy sản từ 354 ha năm 2010 lên 680,6 ha vào năm 2020. 4. Các giải pháp chủ yếuPhát triển nông nghiệp cần tập trung giải quyết các vần đề sau: - Kỹ thuật: mở các lớp, chương trình khuyến nông hướng dẫn người dân cách thức sản xuất đạt hiệu quả cao. Đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp làm dịch vụ nông nghiệp trong việc hỗ trợ kỹ thuật sản xuất sản phẩm đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu thị trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh. - Cơ giới hóa: tiến hành liên kết sản xuất nhằm thực hiện có hiệu quả việc cung cấp các dịch vụ sản xuất nông nghiệp- thủy sản theo lợi thế quy mô,đưa máy móc, công cụ cơ giới hóa vào sản xuất nhằm giảm thiểu nhu cầu lao động khu đến mùa vụ và phục vụ công tác chuyển dịch lao động trên địa bàn huyện. - Thủy lợi: đây là yếu tố quan trọng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủy sản tại địa phương vì thế cần có sự đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi của huyện. Kêu gọi các nguồn vốn từ ngân sách tỉnh, Trung ương cho chương trình đầu tư thủy lợi của huyện. Đồng thời kêu gọi người dân liên kết lại với nhau thông qua mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, nhằm huy động sức người, sức của cho việc cải thiện hệ thống thủy lợi. - Hạ tầng nông thôn: trong đó đặc biệt chú trọng đến giao thông bộ vì hiện tại việc đi lại của người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là mùa mưa. Do đó, huyện cần tận dụng nguồn vốn của Trung ương về chương trình phát triển cơ sở hạ tầng vùng khó khăn, vùng biên giới để cải thiện giao thông trên địa bàn huyện. Phát triển chương trình Nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng giao thông nội vùng. - Hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp: xây dựng các chương trình phát triển nông nghiệp trọng điểm, có chính sách hỗ trợ tín dụng nông thôn hợp lý, phân bổ đúng đối tượng.
| 09/10/2014 2:00 CH | Đã ban hành | | Lĩnh vực đầu tư | Lĩnh vực đầu tư | Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, quy hoạch ngành, lĩnh vực. Giai đoạn 2014 – 2015, định hướng đến năm 2020 huyện Đức Huệ tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực chủ yếu như sau: | 1. Đầu tư xây dựng khu dân
cư, thương mại, dịch vụ: Dự án khu dân
cư, thương mại, dịch vụ huyện đã được UBND tỉnh đồng ý cho chủ trương đầu tư
xây dựng tại Văn bản số 1592/UBND-CN ngày 16/5/2012 với quy mô khoảng 7,5 ha,
tổng mức đầu tư khoảng 30 tỷ đồng, do Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Long An
làm chủ đầu tư. Việc đầu tư dự án này sẽ tạo điều kiện có nơi giao thương, mua
bán hàng hóa, ổn định thị trường giá cả, phát triển các hình thức kinh doanh có
hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt đô thị của thị trấn Đông Thành, thúc đẩy
kinh tế - xã hội phát triển.
2.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 04 cụm công nghiệp trên địa bàn các xã Mỹ Thạnh
Đông (132ha); Bình Hòa Bắc (120ha); Mỹ Quý Tây (60ha); Thị trấn Đông Thành
(30ha).Mục
tiêu phát triển Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện được xác
định là làm gia tăng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân bố lại các cơ sở sản xuất công nghiệp
một cách hài hòa giữa thành thị và nông thôn, là tiền đề thực hiện sự nghiệp
công nghiệp hóa – hiện hóa nông thôn, là biện pháp tích cực giải quyết đầu ra,
nâng cao giá trị sản phẩm, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao
động. 3.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu quốc gia Mỹ Quý Tây: Quy hoạch cửa khẩu quốc gia Mỹ Quý Tây được
phê duyệt ngày 23 tháng 7 năm 2009 theo Quyết định số 1803/QĐ-UBND của UBND
tỉnh Long An, khu vực quy hoạch có quy mô diện tích là 150,94ha bao gồm: đất
xây dựng khu dịch vụ, đô thị là 85,35ha; đất cụm công nghiệp là 65,59ha. Cửa khẩu quốc gia Mỹ Quý Tây trên biên
giới Việt Nam – Campuchia sẽ tạo cơ sở hình thành các trạm kiểm soát liên hợp,
các công trình quản lý nhà nước trên khu vực biên giới. Phát triển khu cửa khẩu
gắn với định hướng phát triển kinh tế
đối ngoại, từ đó hình thành các khu kho hàng, khu – cụm công nghiệp, các cơ sở
gia công chế biến phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu, các trung tâm thương mại,
khu miễn thuế… Hình thành một khu cửa khẩu với các
công trình thương mại - dịch vụ mang tính chất đặc trưng cho hoạt động giao
thương cửa khẩu, các công trình dịch vụ đô thị, các khu ở nhằm mục đích tăng
cường mối quan hệ giữa nước ta với nước bạn trên cơ sở hợp tác kinh tế, thương
mại – dịch vụ.
| 09/10/2014 12:00 CH | Đã ban hành |
|