Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quy hoạch, kế hoạch phát triển

 
    Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 555807
Quy hoạch, kế hoạch phát triển
Thứ 5, Ngày 09/10/2014, 14:00
Vấn đề phát triển các ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản.
09/10/2014 | Ban biên tập


1. Các vấn đề chính tác động đến nông, lâm nghiệp và thủy sản

- Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ: Cơ sở hạ tầng như giao thông nông thôn trong lĩnh vực GTVT, lưới điện nông thôn và công trình thủy lợi, v.v. vẫn còn thiếu và nghèo nàn.

- Hệ thống sản xuất chưa hiệu quả: Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở Đức Huệ nói riêng và Long An nói chung chủ yếu dựa vào kinh tế hộ gia đình, quy mô nhỏ, rải rác trên diện tích và không gian lớn dẫn tới năng suất sản xuất thấp, chi phí cao, tổn thất nhiều, sản xuất không ổn định,chất lượng sản phẩm thấp và không đồng đều và không đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa.Đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các mô hình hợp tác kinh tế phù hợp như hợp tác xã, tổ chức hợp tác kinh tế, trang trại hiện vẫn chưa hoạt động hiệu quả và chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

- Thiếu nguồn nhân lực: Cần có đủ năng lực cả về chất lượng và số lượng quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn hiện còn thấp.

- Có nhiều nguy cơ về sâu bệnh và dịch bệnh, ảnh hưởng tới mùa màng, nông sản và gia súc.

- Thu nhập từ trồng tràm còn thấp hơn so với các ngành khác: Do nhu cầu thị trường về gỗ tràm còn thấp. Diện tích rừng sản xuất (trồng tràm) đã giảm trong những năm gần đây. Do nhu cầu thị trường suy giảm trong những năm gần đây và tiến bộ trong công tác canh tác cũng như thủy lợi của vùng Đồng Tháp Mười, một phần diện tích trồng tràm được chuyển đổi sang trồng lúa cho lợi nhuận cao hơn. Đầu tư chế biến gỗ tràm đã được xem xét nhưng hiện chưa triển khai thực hiện.

- Tỷ lệ đa dạng hóa cây trồng/vật nuôi còn thấp và các ngành công nghiệp nông thôn còn kém phát triển. Kết quả là thu nhập của hộ gia đình ở các vùng nông thôn còn thấp, sản xuất của nông dân chưa ổn định, đặc biệt là ở các khu vực trồng lúa.

2 Quan điểm phát triển

- Nông – lâm nghiệp và thủy sản có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định chính trị và an ninh quốc phòng của huyện.

- Phát triển nông, lâm, thủy sản toàn diện, bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học, sản xuất gắn với thị trường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, tập trung phát triển cơ giới hóa, công nghệ giống, công nghệ lai tạo.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn liền với khuyến khích phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến sản phẩm và các dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn góp phần giải quyết công ăn việc làm, chuyển dịch lao động.

-   Phát triển nông nghiệp, nông thôn trước hết xuất phát từ lợi ích nông dân, phát huy vai trò giai cấp nông dân, tạo điều kiện thuận lợi giúp nông dân nâng cao trình độ, có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao.

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữagiữa tăng trưởng kinh tế với ổn định xã hội, môi trường, quốc phòng.

- Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và trình độ sản xuất của dân cư nông thôn. Đặc biệt là dân cư ở vùng sâu, vùng biên giới đạt mức trung bình của tỉnh.

- Phát triển nông nghiệp gắn liền với xây dựng và phát triển nông thôn để tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, tăng tỷ trọng công nghiệp và ngành nghề dịch vụ ở nông thôn.

3. Mục tiêu phát triển

- Phát triển hệ thống sản xuất cạnh tranh trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp dựa trên phân vùng sản xuất ổn định, kết cấu hạ tầng và công nghệ được cải thiện và quyền tự chủ của nông dân/nhà sản xuất/tổ hợp tác kinh tế.

- Từng bước cơ giới hóa và hiện đại hóa sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh của các mặt hàng nông sản trên thị trường trong và ngoài nước.

- Sản xuất các sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đạt các tiêu chuẩn (GAP toàn cầu, GAP Việt) đáp ứng yêu cầu của người sử dụng trong nước và xuất khẩu ra các thị trường quốc tế.

- Từng bước kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trong phạm vi tỉnh và liên tỉnh đảm bảo sản xuất và tăng trưởng nông nghiệp ổn định.

CHỈ TIÊU201020152020TĐTBQ (%) 2011-2015
TĐTBQ (%) 2016-2020
 Giá trị gia tăng của huyện,
giá so sánh 1994 (tỷ đồng)
457,6853,441627,613,2713,78
- Nông, lâm- ngư  nghiệp
(tỷ đồng)
335,3525,6793,99,408,60
     + Nông, lâm nghiệp (tỷ đồng)303,0449,4630,38,207,00
           + Trồng trọt (tỷ đồng)134,8175,8226,45,465,19
           + Chăn nuôi (tỷ đồng)30,2110,7222,729,6815,00
           + Lâm nghiệp (tỷ đồng)138,0162,8181,13,362,15
     + Thủy sản (tỷ đồng)32,4

76,2

163,718,6816,52

Bảng 3.1: Tổng sản phẩm và tốc độ tăng trưởng 3 khu vực giai đoạn 2011-2020


Tốc độ tăng trưởng nông, lâm – ngư nghiệp giai đoạn 2011-2015 là 9,4%; giai đoạn 2016-2020 là 8,6%. Cơ cấu kinh tế khu vực I năm 2015 chiếm 60% đến năm 2020 chiếm 50%.

  1. a.Nông nghiệp

  2.     - Trồng trọt

Ngành trồng trọt có tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 là 5,4% và giai đoạn 2016-2020 là 5,2%. Chiến lược định hướng phát triển ngành trồng trọt cụ thể như sau:

  • Tiếp tục phát triển các vùng sản xuất tập trung cây lương thực (lúa, bắp), rau quả, cây công nghiệp, cây ăn trái làm hàng hóa và nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu. Để thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu suất GTSX trồng trọt 7,5 triệu năm 2010 lên 9,92 triệu năm 2015 và 13,7 triệu vào năm 2020 trên một  ha đất gieo trồng.
  • Năng suất bình quân một số cây trồng chủ yếu đến năm 2015 và 2020

    + Lúa: 4,7-5,1 tấn/ha; 5,7-6,2 tấn/ha

    + Bắp: 6,3-6,5 tấn/ha; 7-7,3 tấn/ha

    + Mía: 65-67 tấn/ha; 73-75 tấn/ha

    +Rau quả: 12-13 tấn/ha; 14-15 tấn/ha

    + Khoai (các loại): 6,6-6,8 tấn/ha; 7,3-7,5 tấn/ha


Hạng mục201020152020TĐTBQ (%)
2011 - 2015
TĐTBQ (%)
2016 - 2020
 A- Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm (ha)47.80045.65043.930-0,92-0,77
 1- Cây lương thực     
- Diện tích gieo trồng lúa cả năm43.600    38.00035.700-2,71-1,24
- Diện tích gieo trồng bắp6001.5001.50020,110,00
2- Cây chất bột có củ (các loại)3704504503,990,00
3- Cây công nghiệp hàng năm2.0303.3003.50010,211,18
- Diện tích mía1.0001.5001.7008,452,53
-Mè9001.5001.50010,760,00
 4- Cây thực phẩm     
 - Diện tích đậu các loại5010013014,875,39
 - Diện tích rau các loại3504005002,714,56
-Dưa hấu2704004508,182,38
5- Các loại cây hàng năm khác     
B. Sản phẩm chủ yếu  (tấn)     
  - Sản lượng lúa187.480190.000207.0600,271,73
  - Sản lượng bắp3.6009.75010.50022,051,49
  - Sản lượng khoai (các loại)2.2943.0603.3755,931,98
 -  Sản lượng mía63.00097.500119.0009,134,07
 - Sản lượng rau các loại3.9205.2007.5005,817,6

Bảng 3.2: Diện tích – sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu gđ 2011 – 2020

 

  1. Chăn nuôi

Phân vùng chăn nuôi gia súc: với điều kiện đất xám, đất gò đồi có điều kiện thuận lợi cho trồng cỏ, phát triển mô hình trang trại nuôi bò thịt tập trung tại các xã Bình Hòa Bắc, Mỹ Quý Đông, Mỹ Quý Tây, Mỹ Thạnh Bắc, Mỹ Thạnh Đông, Mỹ Thạnh Tây. Ngoài ra, tận dụng nguồn phụ phẩm từ cây mía để phát triển đàn bò ở các xã có diện tích mía lớn của huyện có điều kiện phát triển như: Mỹ Thạnh Bắc, Bình Hòa Nam.

Phát triển bò thịt và bò sữa dưới các hình thức qui mô trang trại, HTX, xí nghiệp, tăng đàn bò về số lượng, thay thế dần giống bò phát triển chậm, có trọng lượng thấp hiện nay bằng giống bò nhập ngoại cho năng suất thịt cao, tiếp tục chọn lọc giống bò sữa nhập nội để phát triển chăn nuôi bò sữa tập trung.

Trang trại nuôi trâu thịt tập trung ở các xã có điều kiện phát triển như: Bình Hòa Hưng, Bình Thành, Mỹ Bình, Mỹ Quý Đông, Mỹ Quý Tây, Mỹ Thạnh Tây và một số xã khác như Bình Hòa Bắc, Mỹ Thạnh Bắc, Mỹ Thạnh Đông.

Phát triển đàn heo theo hướng lai giống ngoại, chọn lọc giống chất lượng đã được khẳng định, giống cải tiến để tăng tỷ lệ heo hướng nạc, mở rộng ứng dụng thụ tinh nhân tạo để giống hóa heo ngoại trong cấu trúc đàn heo giống. Khuyến khích phát triển chăn nuôi heo sữa, heo hướng nạc ở qui mô trang trại, hộ gia đình và HTX.


 ĐVT201020152020TĐTBQ (%)
2011 - 2015

TĐTBQ (%)
2016 - 2020
 + Đàn trâuCon5.5307.0587.9235,002,34
 + Đàn bòCon6.2508.84812.1237,206,50
 + Đàn heoCon13.59023.21036.87311,309,70
 + Đàn gia cầmCon375.408514.341724.7476,507,10


Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu của ngành chăn nuôi trong giai đoạn 2011 - 2020


  •              Lâm nghiệp

Bảo vệ và có chính sách hợp lý nhằm duy trì diện tích rừng phòng hộ, kết hợp phát triển rừng với an ninh quốc gia vì Đức Huệ là một huyện biên giới.

Trồng tràm mang lại nhiều lợi ích khác nhau, gồm bảo vệ môi trường, tăng độ che phủ, cải thiện đất, chống nhiễm phèn trong mùa khô, giữ nước sau lũ, phục vụ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ và tạo môi trường sống cho động vật hoang dã góp phần phát triển du lịch sinh thái. Rừng ở vùng Đồng Tháp Mười được xem là đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động do sự biến đổi khí hậu toàn cầu và gia tăng mực nước biển.

Phát triển diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn huyện và diện tích rừng sản xuất, kết hợp phát triển rừng với an ninh quốc gia. Diện tích rừng đến năm 2020 là 12.367 ha với cây trồng chính là tràm, bạch đàn.

  •             Thủy sản

Đảm bảo phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt ổn định và bền vững nhằm tăng tỷ trọng giá trị sản lượng của ngành ngư nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành nông-lâm-ngư nghiệp.

Phát triển nuôi trồng thủy sản quy mô lớn. Xác định và triển khai các mô hình và phương pháp nuôi trồng thủy sản theo hướng kiểm soát và bảo vệ môi trường sinh thái.

Đức Huệ nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, có nhiều tiềm năng trong phát triển nuôi trồng thủy sản nhưng chưa được quy hoạch tốt để khai thác tiềm năng.

Xây dựng các mô hình tổ chức nuôi trồng phù hợp ở các vùng nuôi trồng (dưới các hình thức như câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ kinh tế, trang trại, v. V …) nhằm đảm bảo lợi ích của các bên và thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy hải sản: nuôi quảng canh trong ao, nuôi tôm/cá trên ruộng lúa.

Phát huy lợi thế về địa bàn vùng trũng, có nhiều sông, kênh để thực hiện chuyển đổi cơ cấu, nâng dần tỷ trọng của ngành nuôi trồng thủy sản trong ngành nông nghiệp. Mục tiêu phát triển ngành thủy sản có giá trị gia tăng trong hai giai đoạn 2011 – 2015 và 2016 – 2020 tăng bình quân 18,68% và 16,52%.

 201020152020TĐTBQ (%) 2011-2015
TĐTBQ (%) 2016-2020
 Tổng số 2001,22714,54304,56,299,66
 I. Sản lượng khai thác 18513085-6,81-8,15
 II. Sản lượng nuôi trồng 1816,22584,5094219,5417,3110,30
- Cá1798,02532,84143,67,0910,35


Bảng 3.4: Sản lượng khai thác thủy hải sản đến năm 2020 (tấn)


Tiếp tục phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng các mô hình nuôi ruộng, nuôi VAC và sản xuất giống. Bố trí diện tích phát triển nuôi trồng thủy sản từ nay đến 2020: Nâng diện tích nuôi trồng thủy sản từ 354 ha năm 2010 lên 680,6 ha vào năm 2020.

4. Các giải pháp chủ yếu

Phát triển nông nghiệp cần tập trung giải quyết các vần đề sau:

- Kỹ thuật: mở các lớp, chương trình khuyến nông hướng dẫn người dân cách thức sản xuất đạt hiệu quả cao. Đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp làm dịch vụ nông nghiệp trong việc hỗ trợ kỹ thuật sản xuất sản phẩm đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu thị trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh.

- Cơ giới hóa: tiến hành liên kết sản xuất nhằm thực hiện có hiệu quả việc cung cấp các dịch vụ sản xuất nông nghiệp- thủy sản theo lợi thế quy mô,đưa máy móc, công cụ cơ giới hóa vào sản xuất nhằm giảm thiểu nhu cầu lao động khu đến mùa vụ và phục vụ công tác chuyển dịch lao động trên địa bàn huyện.

- Thủy lợi: đây là yếu tố quan trọng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủy sản tại địa phương vì thế cần có sự đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi của huyện. Kêu gọi các nguồn vốn từ ngân sách tỉnh, Trung ương cho chương trình đầu tư thủy lợi của huyện. Đồng thời kêu gọi người dân liên kết lại với nhau thông qua mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, nhằm huy động sức người, sức của cho việc cải thiện hệ thống thủy lợi.

- Hạ tầng nông thôn: trong đó đặc biệt chú trọng đến giao thông bộ vì hiện tại việc đi lại của người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là mùa mưa. Do đó, huyện cần tận dụng nguồn vốn của Trung ương về chương trình phát triển cơ sở hạ tầng vùng khó khăn, vùng biên giới để cải thiện giao thông trên địa bàn huyện. Phát triển chương trình Nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng giao thông nội vùng.

- Hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp: xây dựng các chương trình phát triển nông nghiệp trọng điểm, có chính sách hỗ trợ tín dụng nông thôn hợp lý, phân bổ đúng đối tượng.




Lượt người xem:   1427
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỨC HUỆ
Chịu trách nhiệm chính:​  Ông Lê Văn Nên - PCT.UBND huyện. ​
Địa chỉ: ​Khu phố 2 thị trấn Đông Thành huyện Đức Huệ, Long An.
Điện thoại : (072) 3854230​ * Fax: (072) 3854771 ​ * Email: bbtduchue​​​​@longan.gov.vn​​
​ ​
Chung nhan Tin Nhiem Mang