Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Học tập làm theo lời Bác

 
    Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 555792
Học tập làm theo lời Bác
Chủ Nhật, Ngày 24/07/2022, 19:00
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng
24/07/2022 | Gia Nguyên
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Khi nạn ngoại xâm ào ạt đến, nó đến như một trận lụt to. Nó đe dọa tràn ngập cả non sông Tổ quốc. Nó đe dọa cuốn trôi cả tính mệnh tài sản, chìm đắm cả bố, mẹ, vợ, con, dân ta.

bac_ho_ve_thuong_binh.jpg 

Trước cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta dũng cảm xông ra mặt trận. Họ quyết đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững, để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào. Họ quyết hy sinh tính mệnh họ, để giữ gìn tính mệnh của đồng bào. Họ hy sinh gia đình và tài sản họ, để bảo vệ gia đình và tài sản của đồng bào. Họ quyết liều chết chống địch, để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Họ là những chiến sĩ anh dũng của ta. Trong đó, có người đã bỏ lại một phần thân thể ở trước mặt trận. Có người đã bỏ mình ở chiến trường. Đó là thương binh, đó là tử sĩ"(1); "Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào, mà các đồng chí chịu ốm yếu, què quặt"(2). Đối với liệt sĩ "Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do"(3).

Kế thừa truyền thống đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây" của dân tộc, đặc biệt thấu hiểu những hy sinh, cống hiến của các anh hùng liệt sĩ, thương binh đối với đất nước, theo Hồ Chí Minh: "Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy"(4). Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, của thế hệ đi sau đối với sự hy sinh lớn lao của thế hệ đi trước.

bac_ho_ve_thuong_binh_2.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm gia đình có công với cách mạng ở thôn Phú Gia, Phú Thượng, Hà Nội năm 1955.

Trách nhiệm của Đảng, Chính phủ đối với công tác này được Hồ Chí Minh chỉ dẫn cụ thể trong nhiều bài nói, bài viết, đặc biệt trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân trước lúc đi xa, Người căn dặn: "Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần "tự lực cánh sinh". Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta.

Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét"(5).

Đối với các cấp chính quyền ở địa phương, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn cần tùy điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình mà giúp đỡ, chăm sóc thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ, sao cho đạt hiệu quả thiết thực nhất cả trước mắt và lâu dài.

Đối với mỗi người dân, theo Hồ Chí Minh cần coi đây là nghĩa vụ, trách nhiệm công dân, thế hệ đi sau cần có trách nhiệm với thế hệ đi trước, trách nhiệm với sự đóng góp, hy sinh lớn lao của các thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ. Cần nhất quán quan điểm việc thực hiện chính sách đền ơn, đáp nghĩa đối với thương, bệnh binh và gia đình liệt sĩ là trách nhiệm chứ không phải là một việc "làm phúc".

Với các thương binh, bệnh binh - những người trực tiếp thụ hưởng chính sách, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cần tiếp tục truyền thống anh dũng của người quân nhân cách mạng. "Phải hòa mình với nhân dân, tôn trọng nhân dân, tránh phiền nhiễu nhân dân. Tránh tâm lý "công thần", coi thường lao động, coi thường kỷ luật. Chớ bi quan chán nản. Phải luôn luôn cố gắng"(6)… Họ phải cố gắng đem hết khả năng của mình để tăng gia sản xuất, dần dần có thể tự lực cánh sinh, tiến tới tự cấp tự túc, giảm bớt khó khăn cho bản thân, gia đình và xã hội. Phấn đấu để trở thành người công dân kiểu mẫu ở hậu phương cũng như đã từng là người chiến sĩ kiểu mẫu ở ngoài mặt trận. Người luôn căn dặn những thương binh, bệnh binh cần phát huy tinh thần người lính, thực hiện tốt phương châm "tàn nhưng không phế".

Không chỉ trực tiếp lãnh đạo đất nước, định hình đường lối thực hiện chính sách đối với thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có nhiều hoạt động thể hiện sự quan tâm trực tiếp tới công tác đầy giá trị nhân văn và thấm đẫm tình người này. Năm 1946, ngay khi nước nhà vừa mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ cảm ơn những chiến sĩ đã hy sinh tính mệnh cho nền Tự do, Độc lập và Thống nhất của nước nhà bằng hình thức ra "Thông báo về việc nhận con các liệt sĩ làm con nuôi"(7), trong đó thể hiện rõ tình cảm, sự biết ơn, chia sẻ sâu sắc đối với hy sinh của các liệt sĩ.

Đặc biệt, năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị chọn một ngày trong năm làm "Ngày Thương binh" để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thương binh, liệt sĩ.  Ngày 27/7/1947, một cuộc mít-tinh lớn kỷ niệm ngày Thương binh toàn quốc đã diễn ra tại Đại Từ, Thái Nguyên, mở đầu cho Ngày Thương binh, liệt sĩ hằng năm. Từ đây, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân luôn coi ngày 27/7 là ngày để tưởng nhớ, tôn vinh và tri ân công lao to lớn đối với các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh - những người có công với cách mạng và gia đình các liệt sĩ. Cũng từ đó, vào dịp tháng 7 hằng năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường gửi thư thăm hỏi, động viên thương binh, gia đình liệt sĩ, một mặt khẳng định công lao, đóng góp của họ, một mặt động viên họ không ngừng cố gắng, vươn lên. Trong 22 năm (1947 - 1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 14 lần gửi quà, tiền nhân Ngày Thương binh, liệt sĩ vào Quỹ thương binh toàn quốc cho các trại an dưỡng thương binh…

Gia Nguyên

Nguồn Tạp chí Tuyên giáo

 


Lượt người xem:   58
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỨC HUỆ
Chịu trách nhiệm chính:​  Ông Lê Văn Nên - PCT.UBND huyện. ​
Địa chỉ: ​Khu phố 2 thị trấn Đông Thành huyện Đức Huệ, Long An.
Điện thoại : (072) 3854230​ * Fax: (072) 3854771 ​ * Email: bbtduchue​​​​@longan.gov.vn​​
​ ​
Chung nhan Tin Nhiem Mang