Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Học tập làm theo lời Bác

 
    Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 521211
Học tập làm theo lời Bác
Thứ 2, Ngày 20/06/2022, 07:00
Tiếp tục chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, bệnh quan liêu để xây dựng và chỉnh đốn Đảng
20/06/2022 | Gia Khánh
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói và viết về vấn đề chống tham ô, tham nhũng, lãng phí và bệnh quan liêu đều yêu cầu mỗi cấp ủy, mỗi tổ chức cơ sở Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên đều cần phải "thực hành", chứ không chỉ kêu gọi chung chung là "nên làm" hay là "cần làm". Bởi theo Người, chú trọng và thường xuyên phòng và đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, lãng phí và bệnh quan liêu sẽ giúp cho mọi người hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn; giúp cho "cán bộ ta cải tạo tư tưởng, nâng cao giác ngộ, thấm nhuần đạo đức cách mạng, giúp chính quyền ta thành một chính quyền trong sạch, xứng đáng với lòng tin tưởng và sự hy sinh của chiến sĩ và đồng bào ta".

thuc_hanh_tiet_kiem_1.jpg 

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (Ảnh tư liệu).

Bởi theo Người, sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, cán bộ quản lý chính là một điển hình thực tế, vừa sinh động vừa có giá trị thuyết phục hơn nhiều lần những lời kêu gọi, những bài diễn thuyết sáo rỗng. Và chính Người, từ khi còn bôn ba tìm đường cứu nước, bị tù đày, ở trong chiến khu hay khi đã trở thành người đứng đầu Đảng và Nhà nước thì cũng luôn là một tấm gương đạo đức cách mạng mẫu mực. Người suốt đời phấn đấu, tận tâm, tận lực vì Tổ quốc và nhân dân; luôn giản dị, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tài sản của nhân dân, tránh lãng phí khi không cần thiết. Với Người - không có gì là của riêng, tất cả cuộc đời Người đều thuộc về Tổ quốc và nhân dân và "- Giàu sang không thể quyến rũ, - Nghèo khó không thể chuyển lay, - Uy vũ không thể khuất phục"[14].

Những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ và căn dặn về phòng và đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, lãng phí và bệnh quan liêu từ thập niên 1950 gắn với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng luôn được quán triệt và triển khai thực hiện từ Trung ương đến địa phương, nhất là trong hơn 35 năm đổi mới, hội nhập. Thực tế, những kết quả đạt được trong đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, bệnh quan liêu thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong những năm miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội… đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Tuy nhiên, cùng với thời gian và nhất là dưới tác động của nền kinh tế thị trường, thì dường như những thói hư, tật xấu, những biểu hiện tiêu cực, suy thoái vốn là con đẻ của chủ nghĩa cá nhân không những chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà lại càng "trỗi dậy". Văn kiện Đại hội XI, XII, XIII của Đảng đều đã có những đánh giá nghiêm túc về những biểu hiện suy thoái của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và đi liền cùng đó là yêu cầu phải tăng cường công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng gắn với phòng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân nói chung, tham ô, tham nhũng, quan liêu, lãng phí nói riêng.

Đặc biệt, cùng với tham ô, tham nhũng, lãng phí và bệnh quan liêu, những biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, đảng viên cũng được chỉ ra trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" (với 27 biểu hiện suy thoái); đồng thời, sẽ tiếp tục được chỉ ra cụ thể theo đúng tinh thần của Quy định số 32-QĐ/TW ngày 16/9/2021 của Bộ Chính trị về "Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực" (ăn cắp vặt; nhận phong bì; cục bộ; lợi ích nhóm; bị cám dỗ bởi lợi ích vật chất; thờ ơ, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của nhân dân…).

Thực tế toàn cầu hóa sâu rộng cho thấy rằng, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi thì Việt Nam cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức: Đó chính là sự biến chuyển khôn lường của tình hình thế giới và khu vực; là những hệ lụy từ đại dịch Covid-19; từ những ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ, hạn hán và cả những nguy cơ, tác động từ sự suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang đe dọa sự tồn vong của một Đảng cầm quyền. Vì vậy, hơn bao giờ hết, càng tự hào về một Hồ Chí Minh "suốt đời thanh bạch chẳng vàng son", "suốt đời không có gì là của riêng", càng đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thì toàn Đảng, toàn quân và toàn dân càng phải quán triệt và hành động để biến những giá trị tinh thần lớn lao trong di sản của Người thành sức mạnh vật chất, để nhân nguồn sức mạnh nội lực dân tộc Việt Nam trong hành trình đi tới tương lai.

Có thể khẳng định rằng, 70 năm sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu", những phân tích, cảnh báo và chỉ dẫn của Người vẫn vẹn nguyên giá trị hiện thực. Trong bối cảnh đất nước tiếp tục kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên trì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và đổi mới, hội nhập quốc tế Đảng càng phải nỗ lực để hoàn thành trọng trách trước Tổ quốc và nhân dân. Vì thế, để Đảng xứng đáng với niềm tin và sự kỳ vọng của nhân dân/xứng đáng vừa là người lãnh đạo vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân như căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì toàn Đảng cần quán triệt và tập trung thực hiện những giải pháp sau:

Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy từ Trung ương đến địa phương về yêu cầu phải tập trung xây dựng Đảng về đạo đức, coi đây là gốc, là nền tảng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh và nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng theo Nghị quyết Đại hội XIII gắn với đẩy mạnh đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, lãng phí; gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Kết luận số 21-KL/TW về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; gắn với Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm và các Quy định về nêu gương…

Hai là, mỗi tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, cơ quan, đơn vị các cấp đều phải chủ động phòng và đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu; chống chủ nghĩa cá nhân, nói không đi đôi với làm, nói một đằng làm một nẻo; phòng và chống nguy cơ "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ gắn với nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình, kiểm tra và giám sát theo kế hoạch, định kỳ, đột xuất các tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên trong thực thi công vụ theo đúng phương châm gắn chống với xây, xây với chống... Thông qua đó, kịp thời phát hiện, uốn nắn, chấn chỉnh, ngăn chặn các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân từ sớm, từ xa, không để bùng phát, lây lan, làm ảnh hưởng đoàn kết nội bộ và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật, Điều lệ Đảng, kỷ luật Đảng, để Đảng trong sạch, vững mạnh từ cơ sở.

Ba là, phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị; của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, quản lý các cấp; của cán bộ, đảng viên về rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phong cách, phương pháp công tác trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm. Mỗi cán bộ, đảng viên đều phải luôn tự giác thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư gắn với phòng, chống, đấu tranh với các biểu hiện suy thoái, tiêu cực, chủ nghĩa cá nhân nói chung, với chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu nói riêng theo đúng tinh thần Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương "về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương"; coi đây là việc làm thường xuyên, nền nếp, trở thành nhu cầu tự thân.

Bốn là, thực hiện tốt hơn nữa phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" theo Nghị quyết Đại hội XIII cảu Đảng; dựa vào nhân dân, phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng; trong phòng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống các tệ nạn, các biểu hiện tiêu cực, suy thoái trên tinh thần nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu những ý kiến phù hợp để sửa chữa, khắc phục khuyết điểm. Phải thông qua phong trào cách mạng của quần chúng để xem xét, phát hiện và lựa chọn những người ưu tú kết nạp, bổ sung vào đội ngũ của mình những người đủ đức và tài; đồng thời, thông qua sự giám sát của nhân dân để đánh giá cán bộ, đảng viên và lấy kết quả công việc, sự hài lòng, sự tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng từng cấp ủy, từng tổ chức và từng cán bộ, đảng viên cũng như chất lượng cả đội ngũ./.

Gia Khánh

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản

 


Lượt người xem:   26
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỨC HUỆ
Chịu trách nhiệm chính:​  Ông Lê Văn Nên - PCT.UBND huyện. ​
Địa chỉ: ​Khu phố 2 thị trấn Đông Thành huyện Đức Huệ, Long An.
Điện thoại : (072) 3854230​ * Fax: (072) 3854771 ​ * Email: bbtduchue​​​​@longan.gov.vn​​
​ ​
Chung nhan Tin Nhiem Mang