
Nếu tính từ tuổi 17 đã biết tự lập
thì trừ đi những năm thơ ấu, những năm “ly hương” và tù ngục, Bác Hồ thân yêu thực
sự chỉ “ăn” được 30 cái tết trong nước. Chưa được một nửa cuộc đời – 17 mùa
xuân lênh đênh biển cả, 4 xuân trong xà lim, 5 xuân ít được hoạt động...Những
mùa xuân đắng cay ấy cũng không dồn đủ ngọt ngào cho những xuân còn lại của Người.
Bác Hồ đã một lần nói với đồng chí già Hoàng Đạo Thuý rằng : “ Người ta ai cũng
là người, ai cũng có vui, có buồn...Với anh em, đồng chí, đồng bào, tôi cố giữ
cho mình được vui...”
Bác không nói tới vế sau, nhưng ai
cũng hiểu. Với niềm tin tưởng và tinh thần lạc quan cách mạng. Người đã có những
mùa xuân tươi đẹp nhất. Phải chăng đó là mùa xuân năm 1923 trên đất Pháp, khi
Người viết truyền đơn cổ động mua báo Le Paria. Mùa xuân ấy, lần đầu tiên, sau
bao nhiêu năm kiểm nghiệm cuộc sống, Nguyễn Ái Quốc viết : “ Cho đến nay chủ
nghĩa tư bản chỉ là những vách tường dày ngăn cản những người lao động trên thế
giới hiểu nhau và thương yêu nhau”. Mùa
xuân năm 1924, Người đã đến Matxcơva quê hương của một mùa xuân mới. Mùa xuân
năm 1930 là một mùa xuân tươi đẹp, sung sướng nhất của Bác Hồ, vì “từ nay đã có
Đảng lãnh đạo, cách mạng sẽ thành công”.
Nguồn: Những câu chuyện
kể về tấm gương
đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mai Khôi